Chuyên nhận đặt tiệc-nấu tiệc tại nhà, là dịch vụ nấu ăn chuyên nghiệp nhận phục vụ cưới hỏi, đặt tiệc sinh nhật,tiệc thôi nôi, tân gia, liên hoan, tổ chức sự kiện cho các công ty...
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015
Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015
Xôi chiên phồng cho bữa tiệc thôi nôi
Cách làm món xôi chiên phồng thơm giòn
Bánh xôi chiên phồng không chỉ là món ăn đặt sản nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà còn được mọi người ở khắp nơi trên đất nước yêu thích và giới thiệu với nhiều thực khách nước ngoài trong các buổi giao lưu ẩm thực.Miếng xôi chiên rất giòn, giữ được hương vị thơm dẻo của xôi nếp, bùi bùi của đậu xanh, ngọt nhẹ của đường. bánh xôi chiên phồng được làm chủ yếu từ xôi nếp, màu vàng rơm, mùi thơm phức khó cưỡng. sở dĩ có tên là chiên phồng khi rán bánh sẽ phồng tròn lên như quả bóng.
Thứ bánh ấy ăn rất ngon và lạ nhưng để làm được một chiếc bánh đẹp mắt đòi hỏi người chiên phải kiên nhẫn, khéo léo và đều tay xoay trở xôi trên chảo dầu nóng thì mới tạo được chiếc bánh tròn đều, chín vàng thơm cả ngoài lẫn trong. Kích thích của bánh xôi chiên phồng to, nhỏ tùy theo lượng xôi mà đầu bếp cho vào chảo chiên.
Quy trình làm món bánh xôi chiên phồng trải qua nhiều công đoạn khá kì công, từ chọn nguyên liệu đến nấu, nhồi và chiên. Để bánh được nở phồng, bạn phải chọn loại gạo nếp thơm dẻo, đậu xanh đều hạt. đậu xanh giúp cho bánh có độ béo, bùi, ngậy. gạo nếp và đậu xanh sau khi được ngâm đãi sạch đem nấu chín, trong quá trình nấu xơ ghế cho hạt nếp nở ra, chín tới. khâu nấu xôi nếp cũng khá quan trọng, nếu nếp chưa chín thì khả năng bánh ít phồng mà nếu hạt nếp chín quá thì mất độ dẻo dai khiến cho bánh sẽ không phồng giòn khi chiên.
Cùng menu24h.vn tìm hiểu công thức làm loại bánh này nhé:
Nguyên liệu:
- gạo nếp ngon: 200 gr- đậu xanh đã cà vỏ: 50 gr
- nước cốt dừa: 5 muỗng( liều lượng tùy theo sở thích)
- đường: 1 muỗng cà phê
- muối: nữa muỗng cà phê; dầu ăn
cách làm:
- bước 1: gạo nếp, đậu xanh ngâm nước khoảng 4-6 tiếng cho nở mềm. ngâm nước nóng sẽ nhanh hơn. Sau đó, đổ qua rổ để cho gạo được ráo.
- Bước 2: hấp đậu xanh cho chín mềm, tán nhuyễn. trộn đậu đều với gạo nếp, đường, muối như làm xôi vò.
- Bước 3: cho gạo nếp và đậu vào nồi hấp, hấp trong khoảng 20 phút thì rưới nước cốt dừa vào xôi. Dùng đũa xới đều, đậy vung lại hấp tiếp cho đến khi xôi chín mềm.
- Bước 4: rải xôi ra mâm hoặc mặt phẳng, khi xôi còn nóng thì dùng hai tay nhào xôi thành một khối thật nhuyễn. rưới từng chút dầu vào khối nếp, nhào, miết kĩ..cho đến khi khối nếp dẻo, mềm đến khi thấy xôi không còn dính tay và không còn dính vào mâm nữa thì vò xôi thành khối trụ dài. Để không bị nóng rát, bạn nên đeo bao tay nilon 2-3 lớp. dùng dao có quét 1 lớp dầu ăn để chống dính rồi cắt xôi thành lát mỏng khoảng 0.5 cm
- Bước 6: đợi dầu nóng già, thả từng bánh nếp vào chiên. Ban đầu nếp sẽ chìm, một lát thì nổi lên, bắt đầu phồng. dùng cái muỗng to ấn nếp xuống. ban đầu, khi hơi nổi ấn nhẹ, khi nổi nhiều thì ấn mạnh hơn. Không cho nhiều nếp vào 1 lần vì chúng có xu hướng dính vào nhau. Khi bánh có màu vàng rơm 2 mặt thì vớt ra.
Vậy là bắt đầu thưởng thức thôi, món này sẽ ngon và giòn hơn như được ăn nóng vị giòn của xôi chiên phồng đem lại cảm giác vô cùng thú vị, bạn có thể kết hợp ăn cùng với đồ chiên nướng quay như chim cút nướng, gà nướng, bồ câu quay..
Chúc bạn thành công và ngon miệng.
Nhãn:
dịch vu,
giới thiệu,
menu chay,
menu mặn,
món đặc biệt
Google Account Video Purchases
Vietnam
Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015
Cách nấu món vịt om
Nấu món vịt om giữa lòng thành phố
Cách nấu vịt om sấu ngon đúng điệu miền Bắc
Vịt om sấu là một trong những món ngon mang hơi thở miền Bắc.Thịt vịt được ôm chín mềm, ngấm ra nước đậm đà, bùi bùi hòa quyện với vị chua thanh mát của quả sấu. thêm vài miếng khoai sọ để nước dùng thêm đặc sánh. Trộn với bún ăn hoài không ngán.
Vịt om sấu là một món truyền thống nhưng cách nấu không hề khó. Có chăng chỉ là chúng ta chưa biết hết các nguyên liệu cần thiết cho món vịt om sấu lên đúng vị mà thôi.
Hãy cùng menu24h.vn nấu món Vịt om sấu đúng kiểu miền Bắc ở Sài Gòn nhé! Bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu sau:
Vịt 1 con làm sạch
10 trái sấu xanh
0,5kg khoai sọ loại nhỏ
5 củ hành khô
10 lá mùi tàu
1,2 nhánh rau ngổ
1 củ tỏi
5 củ xả
Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm
Cách nấu vịt om sấu ngon đúng kiểu Miền Bắc
Giã nhỏ gừng, trộn với muối xát lên vịt cho sạch, không bị hôi rồi rửa sạch lại, chặt miếng vừa ăn.
Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng.
Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối, ½ muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng ½( hành, tỏi, xả). Để 30p cho ngấm.
Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay.
Sấu cạo vỏ ngâm nước lạnh
Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
Đun dầu nóng già cho ½(hành, tỏi, sả) còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.
Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. các bạn có thể thay thế nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu nhé
Khi thăm chừng thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi. múc ra tô, ăn nóng.
Lưu ý: các bạn có thể dùng nước dừa tươi thay thế nước lạnh để món vịt om sấu có vị ngậy, sánh, thơm mùi dừa nhé! Các gia vị và sấu các bạn có thể mua ở những cửa hàng rau quả Hà Nội ở Sài Gòn nhé.
Vịt om sấu rất thích hợp cho các bữa cơm sum họp cuối tuần. ăn với bún thì rất ngon. Chúc các bạn thành công.
http://menu24h.vn/tiec-thoi-noi.html
Nhãn:
dịch vu,
giới thiệu,
menu mặn,
món đặc biệt
Google Account Video Purchases
Vietnam
Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015
NGHI THỨC CÚNG THÔI NÔI
Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi
Chuẩn bị cho buổi lễ làm tiệc thôi nôi, ngoài lễ
vật chè – xôi, vịt luộc cúng Bà Mụ- Đức
ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai thổ địa, thổ công, thổ
chủ. Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn
có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa
quả, trên lưng heo quay gắn một con dao bén.
Trong nhà, bày 3 mâm
cúng, nhà có bao nhiêu bàn thờ bày bấy nhiêu mâm cúng. Lễ vật là những thức ăn chín
phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Trên bộ ván hoặc trên bàn bày 12 chén chè,
xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tô cháo cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức ông.
Cụ thể như sau:
1.
12 chén
chè đậu trắng nếu làm lễ thôi nôi cho bé trai, nếu là bé gái thì chè xôi nước
cúng 12 Bà Mụ.
2.
13 dĩa xôi
cúng 13 ông thầy
3.
1 con gà
luộc
4.
1 ly rượu
nhỏ ( dùng để rưới lên hoa sau khi cúng)
5.
12 miếng trầu đã têm+ 1 lá nguyên + 1 trái cau
nguyên
6.
bình hoa
tươi
7.
trái cây 5
loại( trái gì cũng được)
8.
2 cây đèn
cầy cúng sao + 3 cây nhang
9.
1 bộ đồ
nam thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho
bé.
Sau khi hoàn tất giai
đoạn chuẩn bị lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, việc bạn cần làm là chuẩn
bị bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, cầu mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù
hộ cho bé khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan ngoãn, phù hộ cho gia đình ấm no hạnh
phúc.
Thực hiện lời khấn cầu
mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn,
phù hộ gia đình ấm no hạnh phúc, thực hiện nghi thức dự đoán nghề nghiệp tương
lai của bé.
Sau khi cúng lễ xong
thực hiện nghi thức “ chọn nghề cho tương lai” của bé. Cha mẹ sẽ đặt những vật
dụng phù hợp trên bộ ván, trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: kiếng,
lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo.. và sau đó, đặt bé ngồi trước các vật
dụng đẻ bé tự lựa chọn. dĩ nhiên, là bé sẽ bò đến và lấy những thứ mà bé thích.
Trong dân gian tin tưởng là vật nào được bé chọn trước( cầm trước) chính là sự
lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bé. Sau khi nghi thức lựa chọn nghề nghiệp
tương lai xong, ông bà, dòng họ nội ngoaij và khách mời sẽ tặng quà, chúc phúc
cho bé con của bạn.
-
tiếp đến
là nghi thức chúc mừng và lì xì cho bé con của bạn.
-
Mẹ hãy bớt
chút thời gian và cũng đừng ngại nhờ người thân, bạn bè ghi lại hình ảnh của bé
để bé có được những khoảnh khắc thiêng liêng ấm áp và đáng nhớ nhất trong đời
nhé.
Lễ thôi nôi đối với
một đứa trẻ vô cùng quan trọng về cả mặt xã hội, nhận thức đến tâm linh, thể
hiện một tâm hồn Việt đầy đủ. Chính vì thế các bậc cha mẹ nên thực hiện lễ này
và lưu trữ lại những hình ảnh của bé trong ngày trọng đại này nhé.
Nhãn:
dịch vu,
giới thiệu,
kinh nghiệm
Google Account Video Purchases
Vietnam
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015
dịch vụ nấu tiệc
Ẩm thực 3 miền - món ngon tại nhà
Phố cổ Hội An, một thành phố du lịch nổi tiếng của
Việt Nam, ngày xưa là nơi giao thương hàng hóa lớn, một địa danh nổi tiếng từ
xưa cho đến nay, nhắc đến phố cổ, nơi những kiến trúc cổ kính, chúng ta được
biết thêm về ẩm thực Hội An. Có thể ai
đó đã đến với Hội An, một lần được thưởng thức những món ăn nổi tiếng, như cao
lầu, cơm gà phố cổ, hến xào…Những món ăn dân dã bình dị thế nhưng đi vào lòng
du khách bốn phương, có lẽ để mọi người cùng biết về Hội An thông qua những món
ăn dân dã, ẩm thực đặc sắc, sau đây menu24h.vn
giới thiệu đến các bạn một số món ăn dân dã khi dừng chân ghé về Hội An.
Sau đây dịch vụ nấu tiệc menu24h.vn giới thiệu đến quý vị và các bạn 10 món đặc trưng
1. Cơm gà Phố Hội
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, đặc biệt thơm và
khá dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, thịt gà được ướp gia vị rồi nấu với nước luộc
gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không
bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc chín, thịt gà được xé nhỏ
ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm
ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ muối chua, rau thơm Trà Quế,
nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn
kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã
tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên
riêng: Cơm gà phố Hội.
Cơm gà phố Hội
Địa chỉ: Du lịch Hội An bạn có thể ăn cơm gà phố Hội
ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà
Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…có thể tìm thấy đâu đó ở những
con hẻm nhỏ với những quán cơm gà mang tên riêng, thật là thú vị khi đi bộ vào
những con hẻm để tìm ăn một bữa cơm gà phố cổ.
2. Cao lầu Hội An
Ai một lần đến với Phố Hội, và một lần thưởng thức
cao lầu Hội An. Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ
thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước
ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều
từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người
Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội
An mới có món Cao Lầu đúng chất. Tổng hợp từ những nét tinh hoa của ẩm thực
vùng miền, các nước khác nhau đã tạo nên sự khác biết của món ăn “ cao lầu Phố
Hội”.
Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này hãy đến với Hội
An, rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng
trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé. Quán khác cũng trên đường Trần
Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đệ
nhất cao lầu phố hội.
3. Bánh bao – Bánh vạc
Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu và
cách làm khá giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh.
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo,
loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân
bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả
cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành
lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng
là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị
Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn
có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của đầu bếp
4. Bánh đập – hến xào
Bánh đập giòn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào
vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An. Được du khách cho là món ăn lạ
mà ngon của du khách phương tây, ở đâu đó tại vùng miền cả nước có thể ai cũng
biết bánh đập, thế nhưng ngon thì chỉ có ở Hội An mà thôi.
Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam nhỏ xinh (xe 45 chỗ
không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc
cua này ngay trước mắt chúng ta hiện lên một dãy hàng quán san sát nhau và trên
mỗi tấm bảng hiệu đều đề món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến
xào”. Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên.
5. Chè bắp
Chè bắp Hội An, món ngon không thể quên dù một lần
ăn đầu tiên– một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An là bởi nó được chế
biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và
tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với
nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt
lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè rộ nhất là từ tháng 3
– tháng 9 hàng năm.
6. Bánh bèo Hội An
Để làm bánh bèo đặc biệt này, người ta chọn loại gạo
ngon nhất, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là
tôm, thịt, nấm rơm… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc
nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải
dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng
gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với
các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo. Tùy theo khẩu vị của người ăn
mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào.
7. Mì Quảng
Cũng gần giống như Cao lầu thế nhưng mỳ quảng một
món ăn thân thuộc của người dân Quảng Nam, rộng rãi hơn, thế nhưng ở Phố Cổ mỳ
Quảng lại nổi tiếng đến như vậy, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam
và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy
đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt,
trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh
tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa.
Địa chỉ: Ở Hội An, mì Quảng được bán khắp nơi, từ
các quán ăn ở thành thị đến các hàng quán ở thôn quê, nhưng thú hơn cả vẫn là
những quán mì bên các hè phố rêu phong.
8. Hoành thánh
Hoành thánh, đâu đó quanh Sài Gòn ta vẫn quen thuộc
với món ăn này của người Hoa. Thế nhưng trở về miền Trung, Phố cổ Hội An, một địa
chỉ than quen. Là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên
có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào
là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia
ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng
tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm thì Hoành thánh gà và heo rất
dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy
một chút.
Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình
dân hơn có quán ở 26 Thái Phiên.
9. Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)
Bánh tráng cũng
gần giống với bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm
với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn,
bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa).
Phố ẩm thực ven sông Hoài là nơi mà món bánh cuốn,
bánh ướt được bày bán khá nhiều
10. Bánh xèo Hội An
Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất
phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt
dùng làm nhân bánh xèo. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa
liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa
thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo Hội An.
Hãy tự tay lựa chọn và làm cho gia đình của mình một món ngon mà bạn cảm thấy làm được nhé. Để buổi tiệc của gia đình bạn trở nên ấm cúng hơn.
Quý vị nào tìm hiểu thêm hãy vào tham khảo dịch vụ nấu tiệc của chúng tôi tại đây.
Nhãn:
dịch vu,
giới thiệu,
kinh nghiệm,
menu
Google Account Video Purchases
Vietnam
Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015
Giới thiệu đặc sản vùng miền
Menu24h.vn giới thiệu ẩm thực miền Trung, 9 món ngon chỉ có ở Huế.
1. Cơm Hến
Cơm hến không phải chỉ riêng ở Huế mới có, chỉ riêng ở Huế mới ngon, tuy nhiên nhắc đến cơm Hến thì ai ai cũng biết, bởi ngoài những lời khen, những lời đồn đại có sức lan truyền đó, mà bởi vì hương vị đặc biệt của nó, sự khác lạ trong cách nấu, trong cách cảm nhận mà mỗi người khi một lần tới Huế. Ngon nhất chỉ có thể ở Huế mà thôi. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.
Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng.
2. Bánh canh Bà Đợi
Dân dã và chất phát, nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình ít nhân công nên khách thường phải đợi hơi lâu, vì thế quán được khách quen gọi là quán bà Đợi. (người Huế quen gọi là mụ Đợi). Dù bánh canh của quán này được thái sợi dẹt như kiểu Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn, nhưng nước dùng thì đặc phong cách Huế, rất bình dân và rất chất.
Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi... Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.
3. Chè Hẻm
Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau., tôi đã ở Huế hơn 1 năm và mỗi lúc đêm về tôi thường ra “ chùa “, nói ra chùa cho vui bởi vì trước cổng chùa là một bếp chè, mọi người thường hay gọi là chè chùa đấy ah.
Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn nhục hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…
Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…
4. Cơm chay Huế
Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.
Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố - trên đường Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến quán cơm chay Liên Hoa – số 3 đường Lê Quý Đôn để thưởng thức các món chay. Giá các món chay tại đây cũng khá rẻ.
5. Bún bò Huế
Nói đến đặc sản ẩm thực Huế, chắc ai cũng biết đến bún bò Huế, đo chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này dù đi đâu xa quê, Sài Gòn hay Hà Nôi đều có đâu đó những quán bán bún bò Huế. Chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò, hương vị ruốc quen thuộc và đặc trưng, và chả Huế. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, khắp nơi ở Huế bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy một quán bún bò chất lượng. Giá một tô bún bò Huế khoảng 25.000 - 30.000 đồng.
6. Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng
Món ngon mà ai một lần đến cũng phải tấm tắc khen ngon. Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm.
Các quán bánh ướt thịt nướng và bún thịt nướng ngon nằm trên mạn Kim Long – đường đi chùa Thiên Mụ
7. Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái
Ai đã có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 6 giờ chiều, trên các ngõ phố, góc hẻm, những phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ.
Các bạn có thể đến các “Khu phố Bánh bèo” như: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm... để tận mắt thưởng thức “văn hóa bánh bèo” tại đây.
Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, thứ nước chấm chỉ các đầu bếp giỏi mới chế được. Ðây là bí quyết gia truyền, quyết định chất lượng, tạo nên hương vị thượng hạng của bánh khoái.
Bánh khoái nổi tiếng nhất là bánh khoái Thượng Tứ, quán có 3 chi nhánh là Lạc Thiện, Lạc Thạnh và Bạch Yến.
8. Bánh chưng Nhật Lệ
Bánh to và dày trông rất khác biệt so với bánh chưng mà ta thường thấy. Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.
Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.
9. Nem lụi chất Huế
Đặc trưng của phố cổ, thành phố du lịch. Ăn chỉ có mê, nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện" và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.
Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu... lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa.
Nhãn:
dịch vu,
giới thiệu
Google Account Video Purchases
Vietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)